SV388_Chi Tiết Về Bệnh Nấm Ở Gà Chọi 

Nguyên nhân gây bệnh
81 / 100

Nấm da là bệnh thường gặp nhất ở chiến kê, nhất là vào mùa mưa. Số đông mắc phải là ở gà đã trưởng thành đặc biệt là chiến kê từng ra trận. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Cùng SV388  tìm hiểu về bệnh nấm ở gà chọi dưới nội dung sau đây.

Nguyên nhân gây bệnh

Nấm là bệnh gây tổn thương cục bộ ở phần da đầu do Trichophyton gallinae gây ra. Bệnh này còn có tên gọi khác là Dermatomicosis mào trắng còn gọi là “mốc trắng”. Nguyên nhân gây bệnh thường là do môi trường sống của gà điều kiện không đảm bảo: Khu vực chuồng nuôi thiếu ánh sáng, ẩm thấp, không dọn vệ sinh thường xuyên gây nên bệnh nấm ở gà chọi.

Vệ sinh gà chọi không đúng cách: Đặc biệt trong quá trình giao chiến, những vết trầy xước là điều kiện cho nấm mốc thuận lợi phát triển. Sau trận giao chiến, nếu chiến kê không được vệ sinh sạch sẽ thì tỉ lệ mắc bệnh siêu cao. Ngoài ra, việc dùng chung khăn khi om hay quá trình vần gà cũng khiến nấm rất dễ lây lan từ con bệnh sang con đang khỏe mạnh.

Bệnh nấm ở gà chọi xảy ra nhiều hơn so với gà nuôi thịt. Bởi gà chọi được cắt tỉa lông khá nhiều. Vì thế, lớp da sẽ không được bảo vệ bởi phần lông. Lớp lông có nhiệm vụ bảo vệ gà khỏi nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh và còn giúp gà duy trì thân nhiệt. Khi bị tỉa lông, sức đề kháng của da cũng sẽ kém hơn, dẫn đến dễ bị bệnh hơn.

Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh

Biểu hiện bệnh nấm ở gà chọi

Nấm là một bệnh ngoài da nên rất dễ nhận biết ở gà. Khi gà bị bệnh nấm, chúng thường hay rỉa lông, rỉa cánh và ngực thường xuyên. Các khu vực da trên đầu hoặc toàn thân xuất hiện các vảy nhỏ màu trắng sau tạo thành những đám nấm sần sùi như có bột trắng phủ lên..

Những dấu hiệu này, ban đầu chỉ xảy ra ở một số vùng nhất định. Nhưng nếu không kịp thời chữa trị, bệnh nấm ở gà chọi sẽ lây lan nhanh sang những vùng da khác và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Những mảng trắng nấm mốc này bong tróc khỏi lớp da bên ngoài một cách dễ dàng. Và đây là lớp da chết của gà bị nấm sinh ra và bong tróc tần suất thường xuyên.

Bệnh nấm mốc ở gà chọi gây ngứa ngáy toàn thân và mang lại cảm giác khó chịu cho gà. Đồng thời tính thẩm mỹ, sức khỏe và khả năng chiến đấu của gà cũng bị suy giảm đáng kể. 

Biểu hiện bệnh nấm ở gà chọi
Biểu hiện bệnh nấm ở gà chọi

Phòng tránh bệnh nấm cho gà chọi

Phòng tránh bệnh nấm ở gà chọi luôn hơn chữa bệnh. Không những chi phí rẻ hơn và còn giảm thiểu những thiệt hại không đáng có cho gà. Sau đây là những giải pháp phòng bệnh nấm cho gà chọi.

  • Anh em tuyệt đối không nuôi nhốt gà chiến ở những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng.
  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng đãng, Dọn nền chuồng và phun thuốc sát trùng bằng các hóa chất chuyên dụng, để tiêu diệt mầm bệnh bên ngoài. Phun định kỳ 3 ngày một lần, đặc biệt là vào những ngày mưa nhiều, để tránh bệnh nấm ở gà chọi.
  • Sau khi gà thi đấu về hoặc vần gà, anh em cần om bóp vệ sinh kỹ lưỡng, sạch sẽ cho gà chiến. Anh em hòa 1 bát nước ấm với một thìa muối, rửa sạch vết thương, rồi dùng khăn mềm, sạch lau khô cho gà. Nếu gà bị trầy xước, nên nuôi nhốt riêng cho đến khi gà khỏi hẳn.
  • Không sử dụng chung khăn khi vệ sinh, om bóp cho gà vì có thể lây lan mầm bệnh.

Cách điều trị khi gà bị bệnh

Khi bệnh nấm ở gà chọi xuất hiện, anh em rửa sạch đầu cổ gà và những nơi bị nấm mốc bằng nước ấm pha ít muối rồi lấy khăn lau khô. Áp dụng một trong các giải pháp sau:

Các bài thuốc dân gian

Anh em dùng rượu + rễ cây bạch hạc. Anh em ngâm rễ cây trong rượu 40 độ trong vòng từ 20-30 ngày. Sau khi lau sạch vùng da gà bị nấm thì tiến hành thoa rượu thuốc vào. Mỗi ngày bôi từ 2-3 lần, sau 4-5 ngày các vết nấm ở gà sẽ dần dần biến mất.

Ngoài tác dụng trị nấm, giải pháp này còn có khả năng diệt khuẩn, bảo vệ chiến kê trước sự tấn công của các loại vi khuẩn và ký sinh trùng khác. Bên cạnh đó, anh em nên kết hợp om bóp cho gà bằng chè, nghệ, ngải cứu sẽ giúp gà bệnh nhanh khỏi hơn.

Cách điều trị khi gà bị bệnh
Cách điều trị khi gà bị bệnh

Sử dụng thuốc để điều trị bệnh nấm ở gà chọi

Anh em lấy 1 cốc trà xanh đặc, pha với một thìa muối rồi dùng bàn chải đánh sạch vẩy nấm trên vùng da hoặc mào gà bị nấm. Sau đó, lấy khăn mềm thấm khô vùng da bị nấm. Bôi thuốc đặc trị nấm lên vùng da bị mốc ngày 1-2 lần theo đúng hướng dẫn có bác sĩ thú y.

Lời kết

Nội dung trên là chi tiết về bệnh nấm ở gà chọi. SV388 luôn mong muốn, với những thông tin cập nhật hằng ngày. Những kinh nghiệm quý báu nhất trong điều trị BỆNH GÀ ĐÁ được chia sẻ, sẽ giúp anh em nuôi gà đỡ vất vả hơn.

Trả lời

error: Content is protected !!