SV388_Gà Bệnh Ecoli Nguy Hiểm Không? Cách Phòng Và Chữa Bệnh

E.coli là bệnh gì?
85 / 100

Ecoli là từ viết tắt của vi khuẩn Escherichia Coli – Loại vi khuẩn sống trong ruột của người và động vật. Gà bệnh Ecoli sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột hoặc sốt cao không kiểm soát. Vậy làm thế nào để đề phòng và ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này? SV388 sẽ tổng hợp chi tiết về Ecoli ngay dưới đây.

E.coli là bệnh gì?

Vi khuẩn Ecoli hay còn gọi là Escherichia Coli là một trong những nỗi ám ảnh của nhiều chủ trang trại gia cầm. Đây là vi khuẩn gram âm sống trong đường tiêu hoá người và động vật nên dễ sản sinh số lượng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh đường ruột, tiêu chảy hoặc sốt.

Hầu hết các loài gia cầm đều mẫn cảm với Ecoli, thời gian ủ bệnh của vi khuẩn này chỉ từ 1 đến 3 ngày. Thời gian nhiễm trùng huyết 5 – 7 ngày nên dễ nhầm lẫn với bệnh CRD của gà. 

Mặc dù Ecoli được kiểm soát bởi các hệ vi sinh vật khác trong hệ thống đường ruột của gà nhưng nếu số lượng lớn sẽ dẫn đến tử vong. Do đó, gà bệnh Ecoli vẫn đang là vấn đề nan giải của nhiều sư kê vì nếu không điều trị triệt để, vi khuẩn sẽ lây nhiễm các con gà mạnh khoẻ khác.

E.coli là bệnh gì?
E.coli là bệnh gì?

Nguyên nhân gà bệnh Ecoli

Tốc độ lây nhiễm của vi khuẩn Ecoli rất nhanh nên bạn phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, kiểm tra và khử khuẩn các dụng cụ, thức ăn của gà. Đặc biệt, bạn nên chú ý đến một số nguyên nhân sau để đề phòng:

  • Phân của gia cầm là tác nhân đầu tiên truyền bệnh cho trứng khiến gà con mới nở đã mắc bệnh Ecoli.
  • Bệnh lây lan từ ống dẫn trứng hoặc buồng trứng của gà mẹ đã nhiễm Ecoli.
  • Trong quá trình ấp trứng, máy ấp trứng chứa mầm bệnh hoặc vệ sinh không sạch sẽ nên độ ẩm – nhiệt độ không thích hợp khiến gà bệnh Ecoli.
  • Vi khuẩn Ecoli có trong bụi không khí, quấy nhiễm từ công nhân nhà máy, nước làm mát nên dễ bị nhiễm tại nhà máy ấp trước khi đưa trứng vào máy.
  • Bệnh lây lan qua quá trình giao phối khiến cả đàn giống bị chết hàng loạt trong thời gian ngắn sau khi phối.
  • Môi trường và thức ăn chuồng nuôi mất vệ sinh nên gà bị stress, ngộ độc.
Nguyên nhân gà bệnh Ecoli
Nguyên nhân gà bệnh Ecoli

Triệu chứng của bệnh Ecoli có thể bạn chưa biết

Gà bệnh Ecoli sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau. Vì vậy, bạn phải theo dõi gà liên tục và mỗi ngày thì mới nhận ra sự khác biệt của gà. Dưới đây là một số triệu chứng về bệnh Ecoli có thể bạn chưa biết:

  • Gà bơ phờ, trầm cảm, xù lông.
  • Gà không còn thèm ăn, ăn ít, ho và thở khó khăn.
  • Tiêu chảy nặng, lỗ thông bẩn và phân có màu hơi vàng.
  • Nhiễm trùng máu cấp tính dẫn đến tử vong, viêm khí quản, viêm màng phổi, viêm mô tế bào và viêm phúc mạc.
  • Bệnh Ecoli có thể xảy ra ở gà con 1 ngày tuổi cho đến gà con trưởng thành.
  • Mô vùng rốn đỏ ửng, bị sưng, bị phù nề.
  • Hàm lượng lòng đỏ lớn nên bụng phình to ra, toàn bộ thành bụng đều bị ảnh hưởng bởi loại hoại tử âm thầm bên trong.

Cách phòng bệnh và điều trị bệnh Ecoli

Nếu đã nắm rõ các nguyên nhân, triệu chứng của gà bệnh Ecoli thì mời bạn cùng tìm hiểu thêm cách phòng bệnh và chữa bệnh. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng điều trị dứt điểm khi gà mắc bệnh:

Phòng bệnh Ecoli

Phòng bệnh là điều kiện tiên quyết giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như thiệt hại về kinh tế của trang trại chăn nuôi. Để phòng bệnh hiệu quả, bà con nên tham khảo những phương pháp dưới đây:

  • Giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát và thường xuyên phun thuốc sát trùng để diệt khuẩn mầm bệnh.
  • Sát trùng định kỳ 1 lần/tuần, vệ sinh máy trứng ấp, máy ấp và khu chăn nuôi bằng 1 số thuốc sát trùng không gây độc cho gia cầm.
  • Vệ sinh máng ăn, máng uống mỗi ngày. Tránh để thừa thức ăn vì tạo mùi ô thiu, môi trường nhiễm khuẩn.
  • Cung cấp đủ lượng thức ăn tuỳ vào từng giai đoạn phát triển của gà.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin để tăng cường sức đề kháng tự nhiên.
Cách phòng bệnh và điều trị bệnh Ecoli
Cách phòng bệnh và điều trị bệnh Ecoli

Cách điều trị gà bệnh Ecoli

Khi gà bệnh Ecoli, bạn có thể kết hợp thêm các mẹo điều trị cùng thuốc kháng sinh để đạt hiệu quả tối ưu:

  • Tiêm Gentaguard 10% liều 8mg/kg thể trọng, gà con nghi bị nhiễm Ecoli thì có thể rút 10ml Gentaguard pha với 100ml nước cất, tiêm mỗi con 0,1ml.
  • Dùng Amoxyveto 50% power liều 25 mg/kg P (4g/1000 con) hoặc Nalistin 10 – liều 8mg/kg P để úm gà.
  • Tiêm thêm XO Save cải thiện hô hấp giúp gà thở dễ hơn.
  • Bổ sung KC Pol giúp gà phục hồi và phát triển tốc độ nhanh.
  • Sau khi điều trị, bạn dùng thêm Formula HP, Retonic để tránh sưng thận, gan của gà.

Lời kết

Vậy là chúng tôi đã lý giải vấn đề gà bệnh Ecoli có nguy hiểm không? Đồng thời SV388 bật mí cách phòng bệnh và chữa bệnh dứt điểm giúp sư kê không còn lo lắng về bệnh gia cầm. Đừng quên nhấn theo dõi SV388 để học thêm nhiều mẹo trị Bệnh gà đá hiệu quả với chi phí 0 đồng nhé.

Trả lời

error: Content is protected !!