SV388 – Nguyên Nhân Gà Chọi Bị Bệnh Đường Ruột Và Cách Trị

Các bệnh đường ruột dễ bắt gặp ở gà
82 / 100

Trong số các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá của gà thì tỷ lệ gà chọi bị bệnh đường ruột chiếm cao nhất. Mầm bệnh trong cơ thể sẽ tấn công hệ tiêu hoá, khiến gà có dấu hiệu mệt mỏi, biếng ăn, đi phân xanh hoặc phân trắng,… Vậy làm thế nào để chữa trị dứt điểm căn bệnh này? Mời bạn cùng SV388 khám phá ngay hôm nay.

Các bệnh đường ruột dễ bắt gặp ở gà

Bệnh đường ruột ở gà thường gây ra tổn thất về mặt kinh tế cho người chăn nuôi vì gà chậm lớn, đẻ trứng nhỏ, chi phí thuốc, gà chết nhiều,… Tuy nhiên, nhiều bà con vẫn không thể chữa trị dứt điểm vì không biết cách xác định dấu hiệu gà chọi bị bệnh đường ruột. Chúng tôi sẽ tổng hợp các bệnh đường ruột phổ biến như sau:

Bệnh viêm ruột hoại tử

Viêm ruột hoại tử là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Clostridium Perfringens gây ra, phần niêm mạc ruột của gà sẽ bị hoại tử hoàn toàn. Thông thường, gà ở độ tuổi từ 2 – 5 tuần sẽ dễ bắt gặp nhất.

Các triệu chứng khi gà chọi bị bệnh đường ruột, viêm hoại tử đó là gà đi phân sáp màu đen, đôi khi lẫn máu. Phân chứa nhiều chất nhầy hoặc có bọt khí, mào bị thâm tím hẳn, chán ăn, hay nằm sấp, gục đầu. Tỷ lệ chết lên đến 5 – 25% tuỳ mức độ nên người nuôi phải thật sự cẩn thận trong khâu chăm sóc gà.

Các bệnh đường ruột dễ bắt gặp ở gà
Các bệnh đường ruột dễ bắt gặp ở gà

Bệnh thương hàn, bạch ly

Thương hàn, bạch ly là bệnh truyền nhiễm bắt nguồn từ vi khuẩn Salmonella Pullorum. Bệnh này sẽ có 2 tên gọi: Đối với gà con thì gọi là bạch ly, con gà lớn trên 3 tuần tuổi gọi là thương hàn. Đây là một trong những căn bệnh phổ biến ở gà.

Triệu chứng của gà chọi bị bệnh đường ruột là đi ngoài phân trắng vàng, dính hậu môn. Gà có dấu hiệu chướng hơi, kém ăn, đầy bụng, ủ rũ rồi chết. Một số khác bị sưng khớp, gà đi cà nhắc. Thông thường, gà con bị thương hàng sẽ hoại tử tim phổi, viêm xoang bụng, còn gà lớn thì bị viêm ruột, gan hoại tử.

Bệnh cầu trùng

Cầu trùng là bệnh do vi khuẩn Eimeria spp gây ra, lây lan chủ yếu qua đường tiêu hoá do gà uống phải thức uống bị nhiễm mầm bệnh hay ăn phải nang của cầu trùng. Cầu trùng có thể lây bệnh cho gà ở giai đoạn từ 2 đến 8 tuần tuổi.

Các triệu chứng khi gà chọi bị bệnh đường ruột, cầu trùng đó là đi ngoài phân có bọt lẫn máu như màu café, gầy guộc nhanh, thiếu máu, bỏ ăn. Thậm chí, gà còn nằm tụm đống kêu khác lạ. Bệnh cầu trùng sẽ làm tăng số gà còi, giảm sản lượng đẻ trứng và gây chết cao ở gà con.

Phương pháp chữa trị bệnh đường ruột ở gà hay nhất

Nếu đã nắm rõ nguyên nhân gà chọi bị bệnh đường ruột và các dấu hiệu, SV388 sẽ giới thiệu đến bà con một số phương pháp chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Tuyệt đối không được bỏ qua nếu bà con không muốn nhìn thấy tình trạng gà chết:

Viêm ruột hoại tử

Để điều trị bệnh viêm ruột hoại tử ở gà, bà con chỉ cần dùng một số loại kháng sinh phổ biến như Enrofloxacin hoặc Hanquinol hoặc Amoxicillin liên tục 5 ngày. Bên cạnh đó, bà con nên bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp, chất điện giải, men tiêu hoá và thuốc giải độc gan để gà khỏi bệnh hoàn toàn.

Thương hàn, bạch ly

Gà chọi bị bệnh đường ruột đã khó trị, gặp phải triệu chứng của thương hàn, bạch ly lại càng khó trị hơn. Bà con phải giữ ấm cho đàn gà, tránh tình trạng gà bị cúm, gió lùa. Kết hợp các loại thuốc như Neomycin hoặc EnroFloxacin để điều trị. Liều lượng an toàn là liên tục từ 3 đến 5 ngày.

Phương pháp chữa trị bệnh đường ruột ở gà hay nhất
Phương pháp chữa trị bệnh đường ruột ở gà hay nhất

Cầu trùng

Đối với bệnh cầu trùng, bà còn có thể chọn dùng các loại thuốc như ESB3, Diclazuzin hoặc Diclacox. Liều lượng sử dụng sẽ được ghi chú cẩn thận trên bao bì sản phẩm, bà con phải cân nhắc cho gà dùng liên tục 5 – 7 ngày.

Một số lưu ý giúp phòng bệnh đường ruột ở gà

Để phòng bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở gà chọi hiệu quả, bà con cần lưu ý một số điều quan trọng dưới đây:

  • Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại của gà.
  • Kiểm tra thức ăn, nước uống trước khi cho gà ăn.
  • Điều chỉnh nhiệt độ, giữ chuồng gà luôn ấm.
  • Thường xuyên khử trùng khu vực chăn nuôi.
  • Tăng cường sức đề kháng cho gà: Bổ sung các axit amin, vitamin, khoáng chất cần thiết.
  • Sử dụng khẩu phần chứa hàm lượng protein thấp làm giảm nguy cơ vi khuẩn phát triển trong đường ruột.
  • Không nên cho gà ăn thức ăn bị nhiễm mốc vì dễ sản sinh độc tố. Không thay đổi đột ngột khẩu phần ăn của gà.
Một số lưu ý giúp phòng bệnh đường ruột ở gà
Một số lưu ý giúp phòng bệnh đường ruột ở gà

Lời kết

Trên đây là những nguyên nhân gà chọi bị bệnh đường ruột và cách chữa trị dứt điểm mà bà con cần biết. Hẳn bà con cũng nắm rõ thông tin để đối phó căn bệnh quái ác này cho chuồng gà của mình rồi phải không? Đừng quên theo dõi SV388 để cập nhật nhiều tin mới nhất về bệnh gà đá nhé.

Trả lời

error: Content is protected !!